Coronavirus (COVID-19): Những điều bệnh nhân ung thư cần biết

Đóng góp bởi: Bác Sĩ Richard Quek

Virus corona và ung thư: Những điều bạn cần biết

Các bác sĩ ung thư nội khoa từ Trung tâm Ung thư Parkway sẽ trả lời các câu hỏi cấp bách nhất cho các bệnh nhân đang điều trị ung thư trong đợt bùng phát COVID-19 (Bệnh coronavirus 2019).

Coronavirus là gì và nó sẽ ảnh hưởng đến một bệnh nhân ung thư như tôi như thế nào?

Bác sĩ Richard Quek: Coronavirus (CoV) là một họ virus lớn gây bệnh trong phạm vi từ cảm lạnh thông thường đến các bệnh nghiêm trọng hơn như Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS-CoV) và Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS-CoV). Chủng coronavirus hiện tại (COVID-19) là một chủng mới chưa được xác định trước đây ở người. Coronavirus có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai kể cả những người khỏe mạnh. Nhưng người ta cho rằng những bệnh nhân mắc các bệnh nội khoa mạn tính dẫn đến hệ thống miễn dịch suy yếu có thể có nguy cơ bị nhiễm cao hơn cũng như phát triển các biến chứng nặng hơn đối với virus này. Ung thư là một trong những căn bệnh như vậy. Ngoài ra, bệnh nhân ung thư có thể đang được hóa trị trong thời gian này, có thể bị làm suy yếu hệ miễn dịch hơn. Do đó, đợt bùng phát COVID-19 có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ung thư.

Tôi có nên đến bệnh viện / phòng khám để điều trị ung thư trong đợt bùng phát COVID-19 không? Tại sao?

Bác sĩ Richard Quek: Có ba nhóm bệnh nhân cần xem xét khi trả lời câu hỏi này.

  • Những bệnh nhân ung thư hiện đang điều trị: Đối với nhóm bệnh nhân này, họ nên tiếp tục điều trị đúng thời gian theo lời khuyên. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa cần thiết như được liệt kê, tuân thủ vệ sinh cá nhân, rửa tay, đeo khẩu trang, v.v ... Mặc dù đây là một rủi ro rất nhỏ liên quan đến sự lây lan cộng đồng của COVID-19, và thiên hướng là tránh đi đến các bệnh viện và phòng khám, nguy cơ này được coi là rất nhỏ khi so sánh với vấn đề lớn hơn là bệnh ung thư xấu đi hoặc tái phát, thì việc trì hoãn điều trị là không cần thiết.
  • Những bệnh nhân chưa được chẩn đoán ung thư nhưng có các triệu chứng đáng ngờ nghĩ đến ung thư: Những bệnh nhân này nên đi kiểm tra các triệu chứng sớm. Những triệu chứng này có thể bao gồm máu trong phân, khối u vú mới, sưng tuyến hạch bất thường, v.v. Giống như với tất cả các bệnh ung thư, điều quan trọng là phát hiện ung thư sớm để điều trị hiệu quả hơn. Lùi các lịch khám lâm sàng có thể dẫn đến sự chậm trễ không đáng có trong chẩn đoán, mà sau này có thể ảnh hưởng đến kết quả của bệnh nhân, nếu các triệu chứng này thực sự là ung thư. Một lần nữa, thực hiện các biện pháp phòng ngừa cần thiết, nhưng cuộc sống vẫn phải tiếp tục.
  • Những bệnh nhân đã bị ung thư, đã điều trị và hiện đã thuyên giảm: Nhóm bệnh nhân này có sự linh hoạt về lịch trình thăm khám lâm sàng. Với họ, hoãn các lịch hẹn thường lệ sang một ngày muộn hơn chút là hợp lý.

Tôi có nên đeo khẩu trang để bảo vệ bản thân trước COVID-19 mặc dù tôi không bị sốt?

Bác sĩ Richard Quek: Việc này có thể khuyến khích. Trong trường hợp các bệnh nhân ung thư, đặc biệt là những người đang điều trị hóa trị có hệ miễn dịch yếu, nguy cơ bị lây nhiễm cao hơn so với người khỏe mạnh. Lời khuyên của tôi cho các bệnh nhân ung thư là đeo khẩu trang khi đi ra ngoài hoặc đến những nơi đông người để giảm nguy cơ bị lây viêm đường hô hấp.

Một số biện pháp phòng ngừa chung mà bệnh nhân ung thư có hệ miễn dịch yếu có thể thực hiện khi đi đến bệnh viện / phòng khám để điều trị là gì?

Bác sĩ Colin Phipps Diong: Nói chung, các bệnh nhân ung thư đã được hóa trị liều cao hoặc ghép tủy xương nên tránh những nơi đông người. Điều này không loại trừ việc sử dụng phương tiện giao thông công cộng nếu các bệnh nhân tránh được việc đi lại vào giờ cao điểm. Nếu các bệnh nhân đang đi tàu điện ngầm, xe buýt hoặc taxi, họ nên vệ sinh tay tốt và nếu được bác sĩ khuyên thì nên đeo khẩu trang.

Khi đi qua một đám đông trên đường đến bệnh viện / phòng khám, tôi có thể làm gì để bảo vệ bản thân khỏi COVID-19?

Bác sĩ Phipps: Lời khuyên của tôi dựa trên những gì bản thân tôi làm trong bệnh viện. Tôi vệ sinh tay thường xuyên - rửa kỹ lòng bàn tay, cổ tay và ngón tay, đeo khẩu trang và tránh những người bị ho.

Những gì hiện đang được thực hiện tại phòng khám về các biện pháp phòng ngừa? Các biện pháp kiểm soát là gì và chúng sẽ giúp ích như thế nào?

Bác sĩ Phipps: Có các hướng dẫn của Bộ Y tế cho các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe theo mức cảnh báo DORSCON về tình hình bùng phát dịch COVID-19 tại Singapore. Tất cả các bệnh viện và phòng khám sẽ tuân theo các hướng dẫn này để ngăn ngừa và giảm tác động của lây nhiễm. Chúng bao gồm (nhưng không giới hạn) việc lắp đặt máy đo thân nhiệt tại các lối vào các cơ sở, điền vào các mẫu Thông tin sức khỏe, sàng lọc lịch sử đi lại và giám sát tất cả nhân viên bệnh viện và phòng khám.

Có sự khác biệt nào trong cách điều trị ung thư đang được thực hiện trong giai đoạn này?

Bác sĩ Chin Tan Min: Việc điều trị của bệnh nhân đang hóa trị, dung thuốc uống và liệu pháp miễn dịch nên tiếp tục theo kế hoạch. Việc này sẽ giúp đảm bảo sự gián đoạn tối thiểu của kế hoạch điều trị ung thư. Đồng thời, các biện pháp đang được tiến hành ở mọi bệnh viện để đảm bảo sàng lọc đầy đủ tất cả bệnh nhân và khách đến thăm, cho phép phát hiện bất kỳ viêm nhiễm nào có thể xảy ra, để giảm thiểu khả năng lây lan COVID-19. Tương tự, để giúp ngăn ngừa viêm nhiễm có thể xảy ra, các bác sĩ và y tá được khuyến khích giảm thiểu việc di chuyển giữa các bệnh viện khác nhau.

Có những triệu chứng mà tôi nên đặc biệt cảnh giác? Nếu tôi bị sốt trong quá trình điều trị ung thư chẳng hạn, tôi có nguy cơ mắc COVID-19 cao hơn không?

Bác sĩ Chin: Hóa trị có thể làm giảm khả năng miễn dịch và do đó, bệnh nhân dùng hóa trị có thể dễ bị sốt hơn. Nếu sốt xảy ra ở những người đã hóa trị gần đây, họ nên làm theo lời khuyên thông thường là quay lại phòng khám / bệnh viện làm kiểm tra máu để quyết định xem họ có cần dùng kháng sinh hay không. Thuốc kháng sinh sẽ giúp hạ sốt do số lượng tế bào bạch cầu thấp do hóa trị. Đọc kết quả với bác sĩ và đánh giá với các xét nghiệm khác như X-quang ngực và xét nghiệm dịch mũi / họng cũng có thể giúp loại trừ sốt do COVID-19.

Đối với các loại ung thư khác nhau, nguy cơ lớn nhất hoặc một điều các bệnh nhân nên chú ý là gì?

Bác sĩ Phipps: Nguy cơ là tình trạng suy giảm miễn dịch sau khi hóa trị liều cao có thể khiến bệnh nhân dễ nhiễm virus nặng hơn. Điều này không cụ thể đối với COVID-19 nhưng chúng ta cần lưu ý về các định nghĩa trường hợp hiện tại. Trong việc theo dõi các bệnh nhân đang hóa trị liều cao đối với bệnh ung thư máu và ghép tủy xương trong bệnh viện, chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện vệ sinh tay thường xuyên, điều trị bệnh nhân trong phòng đơn, đeo khẩu trang và mặc đồ bảo hộ khi có nghi ngờ nhiễm rõ ràng.

Bác sĩ Chin: Bệnh nhân ung thư phổi có thể đã có sẵn các triệu chứng (như ho), do ung thư tiềm ẩn. Tôi sẽ khuyên rằng các triệu chứng ho và sốt mới và / hoặc nặng hơn sẽ cần được đánh giá thêm.

Bác sĩ Richard Quek: Với hầu hết các phương pháp điều trị ung thư, luôn có nguy cơ làm suy yếu hệ miễn dịch của bệnh nhân. Điều này, sau đó sẽ khiến bệnh nhân ung thư bị viêm nhiễm. Nếu một bệnh nhân ung thư, đặc biệt là bệnh nhân đang điều trị, bị sốt, điều rất quan trọng là cần phải liên hệ với bác sĩ của mình để được tư vấn them sớm.

ĐÃ ĐĂNG TRÊN Covid-19
GẮN THẺ các chiến lược tự chăm sóc, các mẹo khi mắc ung thư, chất lượng sống của bệnh nhân ung thư, Đi du lịch khi mắc ung thư, giảm thiểu nguy cơ ung thư, hóa trị, tủy xương
Đọc thêm Ung thư phổi
ĐƯỢC PHÁT HÀNH 16 THÁNG BA 2020