Osteosarcoma (ung thư xương): Ung thư ở người trẻ tuổi

Đóng góp bởi: Bác Sĩ Anselm Lee Chi-Wai

Ung thư ở người trẻ tuổi

Bác sĩ Anselm Lee Chi-Wai, chuyên khoa huyết học ung bướu nhi tại Trung tâm ung thư Parkway, sẽ giải đáp các câu hỏi về Osteosarcoma, một loại ung thư xương.

Osteosarcoma là gì?

Osteosarcoma là loại ung thư xương phổ biến nhất. Chủ yếu gặp phải ở người trẻ từ 10-30 tuổi. Osteosarcoma chiếm 2% trong các loại ung thư ở trẻ em và thanh thiếu niên. Các loại ung thư xương khác bao gồm Ewing sarcoma, mô bào Langerhans và ung thư hạch.

Các triệu chứng gì?

Đau là triệu chứng dễ thấy nhất của osteosarcoma. Tuy nhiên ít người để ý tới trong suốt giai đoạn đầu. Bằng cách nào đó, osteosarcoma có xu hướng xuất hiện trong giai đoạn phát triển khi trẻ chuẩn bị bước vào tuổi dậy thì, và sự khó chịu do bệnh này được cho là một phần của sự tăng trưởng. Không ít lần chấn thương ngoài ý muốn gây ra đau đớn cần chăm sóc y tế. Sau đó, bị sưng. Ở một số trẻ, xương bị bệnh có thể bị vỡ (gãy) và gây ra đau dữ dội phải đưa đến bệnh viện.

Những người có nguy cơ mắc phải?

Nguyên nhân gây ra osteosarcoma vẫn chưa biết. Bé trai có nguy cơ mắc osteosarcoma cao hơn bé gái. Trẻ bị osteosarcoma có xu hướng cao hơn bạn cùng trang lứa. Một số ít bệnh nhân có gen biến đổi bất thường cũng có nguy cơ mắc osteosarcoma. Trẻ em có gen RB bất thường có khả năng cao mắc ung thư mắt gọi là u nguyên bào võng mạc. Cùng thời điểm đó, chúng cũng có nguy cơ mắc osteosarcoma Những người khác mắc hội chứng Li-Fraumeni (LFS) có nguy cơ mắc sarcoma, bệnh bạch cầu và ung thư tuyến thượng thận. Gen p53 của họ không hoạt động. Trẻ em phơi nhiễm với tia xạ cũng dễ bị osteosarcoma.

Chẩn đoán osteosarcoma như thế nào?

Xương đùi và xương cẳng chân (xương mác và xương chày) là những xương bị osteosarcoma phổ biến nhất. Chụp X quang đơn giản sẽ giúp cho bác sĩ những gợi ý quan trọng để chẩn đoán ung thư xương. Chụp CT hoặc cộng hưởng từ sẽ cho thấy những điểm đặc trưng của osteosarcoma. Lấy mẫu mô từ khối u bằng kim nhỏ (sinh thiết) sẽ cho kết quả giải phẫu bệnh và đây là cách khẳng định chẩn đoán ostheosarcoma. Chụp X quang ngực và xạ hình xương, hay chụp mỗi PET để đánh giá liệu ung thư đã lan ngoài vị trí nguyên phát chưa.

Điều trị như thế nào?

Osteosarcoma được điều trị bằng hóa trịphẫu thuật. Phương pháp điều trị tiêu chuẩn hiện nay là hóa trị trong vòng 2-3 tháng trước. Khi khối u nhỏ hơn, sẽ phẫu thuật để loại bỏ hoàn toàn khối u. Sau khi phẫu thuật, tiếp tục hóa trị thêm 5 tháng. Phác đồ hóa trị mang lại hiệu quả tốt nhất là sử dụng methotrexate, adriamycin (doxorubicin) và cisplatin (phác đồ MAP). Phương pháp phẫu thuật được đưa ra sẽ phụ thuộc vào mức độ của khối u sau khi hóa trị, với mục đích chính là phẫu thuật giữ lại chi thay vì cắt cụt.

Cơ hội sống cho bệnh nhân osteosarcoma?

Cơ hội sống khi mắc osteosarcoma phụ thuộc vào tình trạng bệnh khi được chẩn đoán. Với trẻ mắc osteosarcoma tại chỗ (không di căn), cơ hội sống thời gian dài hiện nay khoảng 70-75% Với trẻ mắc osteosarcoma di căn phổi, cơ hội sống thời gian dài khoảng 40%. Nếu osteosarcoma di căn ra các vị trí khác ngoài phổi, bệnh nhân chỉ có 10% sống sót.

Biến chứng của osteosarcoma là gì và cách điều trị?

Trẻ em mắc osteosarcoma có nguy cơ bị mất một chi mà bị ung thư. Ngay cả sau khi phẫu thuật để giữ lại chi, trẻ thường cần một vài loại mảnh ghép để thay thế xương bị mất hoặc đôi khi là chân giả để thay thế cho các chức năng của khớp. Hóa trị cũng gây ra tác dụng phụ ngắn và dài hạn. Tác dụng phụ tức thì bao gồm buồn nôn, nôn, loét miệng, đau họng, táo bón và tiêu chảy. Những tác dụng phụ này sẽ biến mất sau khi kết thúc điều trị. Đáng lo ngại nhất trong quá trình điều trị là nhiễm trùng, nhưng nếu theo dõi và điều trị cẩn thận với các yếu tố tăng trưởng hoặc dùng kháng sinh sẽ có tác dụng. Rụng tóc có thể là tác dụng phụ không mong muốn nhất, nhưng tóc sẽ mọc lại sau khi kết thúc hóa trị. Độc tính của methotrexate đôi khi có thể ảnh hưởng đến não và thận. Tuy nhiên, khả năng xảy ra là rất thấp. Doxorubicin có thể có tác dụng phụ lâu dài đối với tim. Cisplatin có thể làm tổn thương chức năng nghe và thận. Mặc dù mất thính lực nghiêm trọng, suy tim và suy thận không phổ biến nhưng các chức năng này phải được theo dõi chặt chẽ trong và sau khi điều trị.

ĐÃ ĐĂNG TRÊN Các phương pháp điều trị ung thư
GẮN THẺ các tác dụng phụ phổ biến của điều trị ung thư, đau mãn tính, hóa trị, rụng tóc khi điều trị ung thư, sacôm, ung thư biểu mô vỏ thượng thận, ung thư cục bộ, ung thư di căn, ung thư xương nguyên phát, xạ trị
Đọc thêm Sarcoma
ĐƯỢC PHÁT HÀNH 01 THÁNG TƯ 2020