Trò chuyện thân mật với bác sĩ Lee Kim Shang

Đóng góp bởi: Bác Sĩ Lee Kim Shang

Con đường tới nghề nghiệp

Bác sĩ Lee Kim Shang đã trở thành bác sĩ xạ trị ung thư nhờ một loạt các sự kiện tình cờ.

Ông có thể chia sẻ với chúng tôi tại sao ông lại chọn chuyên khoa xạ trị ung thư?

Thực ra ban đầu tôi muốn làm bác sĩ ngoại khoa, nhưng trong suốt quá trình thực tập, tôi nhận ra mình bị đau nửa đầu vào cuối buổi, có thể do ánh sáng mạnh từ phòng mổ. Do đó tôi phải nghĩ đến lựa chọn khác. Tôi cân nhắc nhiều lựa chọn trong đó có y tế gia đình. Một ngày kia tình cờ tôi nghe thấy đoạn hội thoại giữa người bạn của tôi và một tiền bối. Họ đề cập thuật ngữ “liệu pháp xạ trị” và nó chợt lóe lên ý tưởng trong tôi. Khi đó tôi biết rất ít về khái niệm này. Chỉ có 5 buổi ở trường y tuy nhiên giảng viên chán quá nên tôi chỉ tham dự buổi đầu và bỏ các buổi sau. Mặc dù vậy tôi quyết định trao cho xạ trị ung thư một cơ hội và cố gắng xin một chỗ thực tập. Khi đó chỉ có duy nhất một trung tâm xạ trị ở Singapore tại Bệnh viện đa khoa Singapore SGH. Khi tôi nộp đơn xin thực tập thì họ nói không còn chỗ trống. Thông thường tôi sẽ chỉ dừng ở đó tuy nhiên có gì đó thôi thúc tôi cố gắng hơn. Tôi gọi cho bác sĩ trưởng khoa, cố bác sĩ Tan Ban Cheng, và ông nói với tôi “Tại sao em không đến phòng khám của tôi và ngồi cùng tôi khi em không phải đi trực ở khoa cấp cứu?”. Khi đó tôi đang thực tập tại khoa cấp cứu bệnh viện Tan Tock Seng. Khi tôi không phải trực sáng, tôi sẽ xuống phòng khám của bác sĩ Tan và ông tận tình chỉ bảo xạ trị cho tôi. Cuối cùng tôi đã có một vị trí thực tập trong mảng liệu pháp xạ trị.

Chuyện gì xảy ra sau đó?

Tôi theo học tại bệnh viện St Bartholomew ở London từ năm 1990 đến 1992 và sau khi về nước tôi làm việc tại Ung tâm Ung thư Quốc gia (NCC) tới năm 2003. Năm 2004 tôi tới làm việc tại Trung tâm Ung thư Parkway kể từ đó. Ngoài bệnh viện St Bartholomew, tôi cũng học chuyên khoa sâu về ung thư thần kinh ở bệnh viện Marsden Hoàng gia Anh ở Anh quốc năm 1996. Kinh nghiệm ở Anh rất hữu ích cho tôi chuẩn bị cho nghề nghiệp của mình sau này, bạn sẽ gặp nhiều bệnh nhân hơn so với ở Singapore. Ngoài ra những năm đầu ở Trung tâm ung thư quốc gia NCC, bác sĩ Tan có giai đoạn không khỏe và phải nghỉ dài, do đó tôi phải thay ông ở phòng khám và chịu trách nhiệm chăm sóc bệnh nhân của ông. Việc này giúp tôi thu được kinh nghiệm rất nhanh.

Một ngày làm việc tại Trung tâm Ung thư Parkway như thế nào?

Tôi bắt đầu làm việc lúc 7h sáng và tôi xem các kế hoạch điều trị, duyệt và vẽ xác định mục tiêu. Đây là thời điểm làm việc này tốt nhất vì không có ai ở quanh và ít bị phân tán. Phòng khám của tôi bắt đầu lúc 8h sáng và kết thúc lúc 5h30 hoặc 6h chiều. Trong khoảng thời gian này tôi gặp bệnh nhân mới và tái khám. Tôi cũng gặp bệnh nhân tới điều trị. Tôi thường ăn trưa nhanh trong khoảng 30 phút và phải có cà phê. Sau giờ làm tôi đi thăm bệnh nhân nội trú. Sau đó quay lại phòng khám xem lại kế hoạch điều trị trước khi về nhà kết thúc ngày làm việc.

Theo thời gian biểu này thì ông cân bằng cuộc sống và công việc ra sao?

Khi tôi về nhà và cuối tuần tôi dành thời gian cho vợ và 3 con gái. Vì các con tôi giờ đều đã ở tuổi 20 rồi, do đó phần lớn chỉ còn tôi và vợ. Chúng tôi chỉ cùng nhau uống café hoặc cùng xem phim Hàn Quốc mà vợ tôi thích. Chủ Nhật là ngày đi lễ nhà thờ. Tôi và vợ cùng phục vụ trong nhà thờ.

Các bác sĩ thường có mối quan hệ thân thiết với bệnh nhân, đặc biệt khi ông điều trị cho họ lâu dài. Tuy nhiên không phải ai cũng được chữa khỏi. Ông xử lý ra sao khi bệnh nhân mất?

Mất bệnh nhân là việc không dễ dàng. Đặc biệt khi không mong đợi. Nhưng tôi học cách làm thế nào để tiếp tục. Tôi học cách đối diện với sự sống và cái chết vì tôi theo đạo Thiên chúa, và có điều vĩnh cửu trên đời. Ngoài ra, việc cho rằng tôi là một kênh để Chúa chữa lành hoặc xoa dịu cũng giúp tôi dễ dàng hơn rất nhiều.

Tương lai của xạ trị ung thư là gì?

Liệu pháp điều trị proton sẽ có ở Singapore trong khoảng 1-2 năm nữa. Điều này rất thú vị. Với liệu pháp proton này bạn sẽ phải rất chính xác trong việc xác định mục tiêu. Nó cung cấp bức xạ rất chính xác vào một khu vực cụ thể, nhưng hơn thế nữa liều lượng không đáng kể. Điều đó có nghĩa là có thể bảo vệ mô bình thường, nhưng đồng thời bạn phải rất chính xác. Không được sai sót. Ngoài ra hiện nay đang phát triển các công nghệ thú vị khác tuy nhiên vẫn ở giai đoạn rất sớm. Vẫn còn nhiều việc cần làm tuy nhiên trong 5 năm nữa, chúng ta hi vọng sẽ thấy nhiều công nghệ mới cho phép bệnh nhân điều trị nhanh và tốt hơn.

Liệu có điều gì ông muốn bệnh nhân hoặc công chúng biết về xạ trị hay không?

Có 2 điều: Một là xạ trị an toàn đối với những người xung quanh bệnh nhân. Rất nhiều người nghĩ rằng khi bệnh nhân ra khỏi phòng xạ trị, họ sẽ phát xạ. Họ cho rằng bệnh nhân bị nhiễm phóng xạ và sẽ nguy hiểm cho những người xung quanh. Xạ trị là một trong những cột mốc chính trong điều trị ung thư. Nhiều công nghệ xạ không gây nguy hiểm cho những người xung quanh. Vẫn có ngoại lệ: liệu pháp phóng xạ I ốt đối với ung thư tuyến giáp khiến một người bị nhiễm phóng xạ, do đó bệnh nhân được cách ly trong một khoảng thời gian cho tới khi họ an toàn, tuy nhiên phần lớn phương pháp xạ trị không khiến cho một người bị nhiễm phóng xạ. Điều thứ 2 là tôi muốn mọi người biết rằng tác dụng phụ của xạ trị không mạnh như mọi người vẫn nghĩ. Rất nhiều người có ấn tượng rằng xạ trị gây hại nhiều hơn lợi. Nếu không sử dụng đúng cách, tất nhiên nó có thể như vậy, gây nhiều tổn thương vĩnh viễn. Tuy nhiên hiện nay xạ trị rất an toàn. Nhiều thiết bị trong máy sẽ ngăn tai nạn phơi nhiễm phóng xạ. Và mặc dù vẫn có tác dụng phụ tuy nhiên phần lớn đều không nặng, và các tác dụng phụ nặng lâu dài như tổn thương não hoặc tổn thương thần kinh không phổ biến vì các công nghệ tiên tiến có thể giảm liều lên các mô bình thường. Ngoài ra trong vòng 100 năm qua hoặc thậm chí hơn, hiểu biết về khả năng chịu đựng của mô đã trở nên rõ hơn. Điều này giúp chúng ta biết liều an toàn đối với các cơ quan khác nhau, giúp xạ trị an toàn hơn. Có tác dụng phụ nhưng mọi thứ đã tốt hơn rất nhiều so với khi tôi mới bắt đầu hành nghề. Ngày nay toàn bộ quá trình tiến bộ hơn và chính xác hơn rất nhiều. Bệnh nhân không còn quá lo lắng liệu xạ trị có phải là một phần trong liệu trình điều trị của họ không.
GẮN THẺ các phương pháp điều trị ung thư mới, các tác dụng phụ phổ biến của điều trị ung thư, câu chuyện của bác sĩ chuyên khoa ung thư, xạ trị
ĐƯỢC PHÁT HÀNH 29 THÁNG TƯ 2019