Ung thư: Nguyên nhân, Phòng ngừa, Điều trị & Dinh dưỡng

Đóng góp bởi: Bác Sĩ Zee Ying Kiat

Tìm hiểu về ung thư qua trực tuyến

Hội thảo trực tuyến của Trung tâm Ung thư Parkway cung cấp cho người tham gia một cái nhìn tổng quan về nguyên nhân, điều trị và phòng ngừa ung thư.

Mối lo ngại về ung thư không giảm đi ngay cả trong thời điểm xảy ra đại dịch toàn cầu.

Với các biện pháp cách ly an toàn, Trung tâm Ung thư Parkway đã tổ chức một hội thảo trực tuyến công khai chủ đề ‘Tìm hiểu về Ung thư và hơn thế nữa vào ngày 9 tháng 5 với hơn 350 người tham gia từ các quốc gia như Singapore, Bangladesh, Ấn Độ, Indonesia và Philippines.

Bác sĩ Zee Ying Kiat, Chuyên gia tư vấn cấp cao về Ung thư nội khoa, bắt đầu phiên thảo luận chủ đề hiểu biết về ung thư, làm thế nào để có thể phát hiện và điều trị bệnh

Đại dịch Covid-19 hiện tại càng tăng thêm nỗi sợ hãi ở một số người do kiến thức hạn chế hoặc thông tin sai lệch về coronavirus, giống như cách ung thư có thể gây sợ hãi ở một số bệnh nhân.

Bác sĩ Zee đã tìm cách làm giảm bớt nỗi sợ và lo lắng này bằng cách giải thích các câu hỏi thường gặp về ung thư.

Nguyên nhân gây ung thư

Ung thư phát sinh khi các tế bào cơ thể bình thường bắt đầu phân chia một cách không kiểm soát. Những tế bào bị đột biến này sau đó tấn công các tế bào và mô xung quanh và thậm chí lan rộng khắp cơ thể.

Bác sĩ Zee Ying Kiat bổ sung thêm ung thư di truyền là không phổ biến, và hầu hết các bệnh ung thư phát triển là kết quả của những thay đổi trong quá trình sống. Trên thực tế, khoảng một trong năm người sẽ bị ung thư và cứ 1 trong 10 người sẽ chết vì ung thư trước 75 tuổi.

Ở Singapore, ung thư là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong, chiếm khoảng 3 trong số 10 ca tử vong, thậm chí còn nhiều hơn cả bệnh tim và phổi. Mỗi năm, có khoảng 6.800 nam giới và 7.300 nữ giới tại Singapore được chẩn đoán mắc bệnh ung thư.

Ngăn ngừa ung thư

Tuy nhiên ung thư có thể được ngăn ngừa không? Bác sĩ Zee Ying Kiat cho biết nhiều bệnh ung thư có thể phòng ngừa được với những thay đổi cơ bản trong chế độ ăn uống và lối sống của chúng ta. Việc thay đổi lối sống này cũng giúp chống lại các bệnh mãn tính khác như bệnh tim, đột quỵ và tiểu đường.

Một số cách ngăn ngừa ung thư bao gồm không hút thuốc lá, hạn chế uống rượu, ăn chế độ ăn nhiều trái cây, rau, ngũ cốc và ít chất béo bão hòa, hoạt động thể chất và duy trì cân nặng khỏe mạnh.

Một trong những cách tốt nhất để ngăn ngừa ung thư, hoặc ít nhất phát hiện trong giai đoạn đầu là sàng lọc. Việc này giúp tầm soát bệnh ung thư (hoặc các yếu tố có thể dẫn đến ung thư) ở những người chưa biểu hiển bất kỳ triệu chứng nào.

Các xét nghiệm sàng lọc ung thư bao gồm kiểm tra lâm sàng và tiền sử bệnh, xét nghiệm như xét nghiệm máu và các chẩn đoán hình ảnh như chụp nhũ ảnh và chụp cắt lớp vi tính.

Tuy nhiên, không phải bệnh ung thư nào cũng có thể sàng lọc được. Đối với những bệnh ung thư có thể sàng lọc, đó là vô giá trong việc hỗ trợ phát hiện sớm. Do đó mang đến cơ hội sống sót cao hơn nhiều, bác sĩ Zee cho biết.

Ví dụ, đối với ung thư vú, tỷ lệ sống sót sau 10 năm đối với bệnh nhân ung thư Giai đoạn 1 là khoảng 70%. Tỷ lệ này giảm xuống còn 2% đối với bệnh nhân Giai đoạn 4.

Bác sĩ Zee chia sẻ: “Việc phát hiện sớm là rất quan trọng vì tỷ lệ sống sót bệnh ung thư giảm theo giai đoạn bệnh tiến triển”.

Trong một số trường hợp, sàng lọc có thể giúp phát hiện và loại bỏ những bất thường mà nếu không được điều trị có thể dẫn đến ung thư.

Ví dụ, nếu phát hiện polyp trong quá trình nội soi ung thư đại trực tràng thì có thể cắt bỏ polyp, do đó ngăn ngừa chúng phát triển thành ung thư trong tương lai.

Tương tự như vậy, đối với ung thư cổ tử cung, kính phết Pap nhằm mục đích phát hiện các tế bào tiền ung thư bất thường được gọi là tân sinh trong biểu mô cổ tử cung (CIN) và loại bỏ chúng trước khi phát triển ung thư xâm lấn.

Điều trị ung thư

Đối với điều trị, không có phương thức điều trị duy nhất cho bệnh ung thư. Thay vào đó, có một loạt các lựa chọn có sẵn phụ thuộc vào vị trí và giai đoạn bệnh. Kết hợp các phương pháp điều trị khác nhau có thể cho hiệu quả cao hơn.

Phẫu thuật thường được áp dụng để cắt bỏ khối u và mô xung quanh, và là nền tảng của liệu pháp chữa khỏi. Các tiến bộ trong công nghệ cho phép các phương pháp điều trị ít xâm lấn hơn như phẫu thuật lỗ khóa hoặc phẫu thuật robot.

Phẫu thuật thường được bổ sung bằng hóa trị, trước hoặc sau phẫu thuật và / hoặc xạ trị để tối đa hóa cơ hội chữa khỏi.

Hóa trị đề cập tới việc sử dụng thuốc nhằm tiêu diệt tế bào ung thư thông qua việc can thiệp vào khả năng phân chia của chúng, trong khi xạ trị sử dụng tia X-quang năng lượng cao hoặc các loại bức xạ khác để tiêu diệt tế bào ung thư.

Khoảng 40% bệnh nhân ung thư thường được xạ trị, với mục đích điều trị ung thư hoặc giảm các triệu chứng.

Liệu pháp hormon sử dụng thuốc để điều chỉnh mức độ của một số hormone có liên quan đến một số bệnh ung thư. Ví dụ, các loại thuốc như Tamoxifen - một câu chuyện thành công lớn cho liệu pháp hormon - đã có hiệu quả trong việc ngăn chặn tác dụng của estrogen trong mô vú, và giúp ngăn ngừa và / hoặc điều trị một số loại ung thư vú.

Trong những năm gần đây, cũng đã có các phương pháp điều trị mới như liệu pháp đíchliệu pháp miễn dịch.

Liệu pháp đích can thiệp vào các phân tử cụ thể làm ung thư phát triển và lan rộng. Liệu pháp trị liệu này đã được chứng minh là có tác dụng đối với nhiều bệnh ung thư ở người trưởng thành như ung thư đại trực tràng, phổi, vú, dạ dàygan.

Liệu pháp miễn dịch là sử dụng hệ thống miễn dịch tự nhiên của cơ thể để chống lại ung thư. Nó đã được chứng minh là có lợi đối với các bệnh ung thư như ung thư phổi, đại tràng, thận và da melanoma. Phương pháp này đánh thức hiệu quả hệ thống miễn dịch của cơ thể đối với tế bào ung thư, từ đó có thể ức chế phản ứng miễn dịch của cơ thể. Bằng cách loại bỏ ức chế này, cơ thể có thể chống lại căn bệnh ung thư bằng cách tự vệ. Liệu pháp miễn dịch ngày càng được sử dụng nhiều hơn để điều trị nhiều bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư giai đoạn 4.

Sau đó bác sĩ Zee nhận câu hỏi từ khán giả hỏi về một loạt các chủ đề bao gồm sự khác biệt giữa chụp nhủ ảnh và siêu âm; liệu bức xạ từ chụp chiếu có thể gây ung thư và các mối đe dọa từ các chất gây ung thư.

Ung thư và dinh dưỡng

Sau bác sĩ Zee Ying Kiat, chuyên gia dinh dưỡng cấp cao Fahma Sunarja đã thảo luận một số câu hỏi phổ biến xung quanh dinh dưỡng và ung thư.

Với mối liên hệ chặt chẽ giữa béo phì và một số loại ung thư, việc duy trì cân nặng khỏe mạnh, hoạt động thể chất thường xuyên và giảm các loại thực phẩm giàu năng lượng đều giúp ngăn ngừa ung thư.

Để duy trì cân nặng khỏe mạnh, cần có sự cân bằng giữa lượng thức ăn và năng lượng cơ thể đốt cháy

Chuyên gia Fahma nhấn mạnh hai chiến lược ăn uống mà một số người đã sử dụng để duy trì cân nặng khỏe mạnh.

Nhịn ăn gián đoạn – khi một người chỉ ăn 8 giờ một ngày và nhịn ăn 16 giờ còn lại - hoạt động rất tốt đối với một số người vì họ tiêu thụ ít calo hơn.

Fahma cho biết “Phương pháp này cho phép cơ thể nghỉ ngơi và khởi động lại”. Nhịn ăn gián đoạn cũng giúp đảo ngược tình trạng kháng insulin và khi kết hợp với hoạt động thể chất sẽ làm tăng tốc độ trao đổi chất của cơ thể. Tuy nhiên, cô cảnh báo rằng những người mắc bệnh như tiểu đường hoặc hội chứng chuyển hóa nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi thử chế độ ăn như vậy.

Fahma cho biết chế độ ăn Keto - bao gồm 80% chất béo và 15% protein - buộc cơ thể phải làm một việc gì đó không tự nhiên. Phương pháp này giúp cơ thể phân hủy chất béo cũng chính là nguồn năng lượng chính.

Farma cũng cảnh báo rằng chế độ ăn Keto có thể gây ra các vấn đề sức khỏe như thiếu chất dinh dưỡng vì nó loại trừ nhiều loại rau, trái cây và ngũ cốc. Với quá nhiều chất béo để chuyển hóa, có thể làm cho tình trạng gan hiện tại trở nên xấu hơn, và mức độ protein trong chế độ ăn Keto cũng có thể làm thận quá tải. Chế độ ăn uống như vậy cũng có thể gây táo bón, thay đổi tâm trạng và suy nghĩ mơ hồ.

Thay vào đó, bà Fahma khuyến nghị ăn uống trực quan, một người có thể tạo mối quan hệ lành mạnh với thực phẩm. Cô nói: “Mỗi người đều có nhu cầu riêng và có lẽ cần phải khám phá để tìm ra thứ phù hợp nhất với họ”.

Một cách khác để giữ sức khỏe là hoạt động thể chất thường xuyên. Cô cho biết “Ngồi một chỗ cũng có hại như hút thuốc, hãy giữ cho cơ thể vận động - tập trung vào các hoạt động hàng ngày đơn giản như đi bộ đến siêu thị thay vì lái xe hoặc đi xe buýt.”

Một người nên đặt mục tiêu hoạt động thể chất ít nhất 150 phút trong một tuần (hoặc 30 phút, 5 ngày mỗi tuần).

Một phương pháp tốt khác là giảm lượng thức ăn giàu năng lượng như thực phẩm chiên rán hoặc đồ ngọt.

Farma cho hay: “Đó là hoàn toàn là việc đưa ra những lựa chọn đúng đắn.” Ví dụ, chỉ bằng cách ăn lontong (bánh nếp của Malaysia) mà không có nước sốt, có thể giảm 300 calo và lượng chất béo chỉ còn 1/3. Ăn cơm trắng thay vì cơm chiên cũng đồng nghĩa với việc giảm khoảng 300 calo.

Cũng nên tránh các loại nước ngọt có nhiều đường như đồ uống có ga và trà sữa chân trâu.

Xem xét khẩu phần ăn của bạn và tránh các bữa ăn tự chọn hoặc buffet vì những bữa ăn này có xu hướng làm cho bạn ăn quá nhiều.

“Thay đổi lớn bắt đầu bằng những bước nhỏ”, Farma chia sẻ. “ Khi bạn đã bắt đầu, mọi thứ sẽ dễ dàng hơn.”

ĐÃ ĐĂNG TRÊN Các phương pháp điều trị ung thư
GẮN THẺ chế độ ăn và dinh dưỡng cho người mắc ung thư, chiến thắng ung thư, chụp nhũ ảnh vú, điều trị đích, kiểm tra ung thư, liệu pháp hooc môn, liệu pháp miễn dịch, lối sống lành mạnh, ngăn ngừa ung thư, Nội soi đại tràng, polyp ung thư, quản lý cân nặng, siêu âm ung thư, thực phẩm và nấu ăn lành mạnh, ung thư giai đoạn 4
Đọc thêm Ung thư cổ tử cung , Ung thư đại trực tràng , Ung thư gan , Ung thư hắc tố , Ung thư phổi , Ung thư thận , Ung thư vú
ĐƯỢC PHÁT HÀNH 15 THÁNG BẢY 2020